Hai đầu hai địch Nguyễn_Phúc_Thuần

Tây Sơn khởi nghĩa

Năm 1765, Trương Phước Loan làm việc phế lập, và giết thầy của Nguyễn Phúc Côn (cha Nguyễn Ánh) là Trương Vân Hạnh. Môn khách của Trương Vân Hạnh là Giáo Hiến phải bỏ Phú Xuân, trốn về Tây Sơn, nhận ba anh em Nguyễn Văn Nhạc, Nguyễn Văn Lữ, Nguyễn Văn Huệ làm học trò, và nói khích chí lớn của Nhạc. Khi đó Nhạc làm việc thu thuế trong vùng nhưng mang tiền thu thuế đánh bạc mất hết, bị Đốc trưng đòi rất gấp, dồn đến đường cùng, vì thế vào núi làm giặc cướp. Năm 1771, Nhạc lập đồn trại, chiêu nạp những kẻ kháng mệnh, hung hãn, vô lại, đầu trộm đuôi cướp... và thường lấy của người giàu cho cho người nghèo, để mua chuộc lòng người. Khi thế lực đã đủ mạnh, Nguyễn Nhạc phất cờ khởi nghĩa ở Quy Nhơn, lấy danh nghĩa lật đổ quyền thần Trương Phước Loan và phù lập Hoàng tôn Dương (con của thế tử cũ là Nguyễn Phúc Hiệu). Sau đó Nguyễn Nhạc dùng kế chiếm thành Quy Nhơn, Tuần phủ Nguyễn Khắc Tuyên bỏ trốn[23]. Khi đó có hai lái buôn người nước ThanhTập ĐìnhLý Tài nổi dậy hưởng ứng nghĩa quân. Tin tức truyền đến Phú Xuân. Tháng 10 năm 1773, chúa sai Nguyễn Cửu ThốngNguyễn Cửu Sách dẫn quân đánh dẹp. Khi đó ở trong triều, Trương Phước Loan ăn hối lộ nên thay hết người này đến người khác ra trận, rồi mọi người đều căm oán, nên dễ dàng bị đánh bại. Linh mục Jumilla kể chi tiết về trận đánh năm ấy như sau

Bọn phản loạn có ba đạo quân, hai bên là cánh quân người Tàu và người Thượng, giữa là người Việt. Buổi chiều ngày thứ ba, quân Tàu ở cánh phải giết được viên quan dũng mãnh nhất binh triều là Ông Đội Be[25].Ban ngày họ xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có người mang súng. Họ không hề làm thiệt hại đến người và của. Trái lại họ tỏ ra muốn bình đẳng giữa mọi người Đàng Trong; họ vào nhà giàu, nếu đem nộp họ ít nhiều thì họ không gây tổn hại, nhưng nếu chống cự lại thì họ cướp lấy những của quý đem chia cho người nghèo; họ chỉ giữ gạo và lương thực cho họ mà thôi... Người ta gọi họ là bọn cướp đạo đức và nhân từ đối với quần chúng nghèo khổ...Bản mẫu:Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng

Cuối năm 1773, Nhà Nguyễn dùng Tôn Thất Hương làm Tiết chế, đem quân từ Thuận Hóa và Tam Kỳ tiến đến núi Bích Kê[Ghi chú 10], nhưng bị Tập ĐìnhLý Tài đánh bại, Tôn Thất Hương chết trận. Quân Tây Sơn được thế tiến chiếm Bình Thuận, Diên Khánh, Bình Khang[26], rồi lại tính lấn ra Quảng Nam. May có Cai đội Nguyễn Cửu Dật nhân đêm tối đem quân đánh úp, mới giữ được Quảng Nam[21].

Tháng 4 ÂL năm 1774, lưu thủ dinh Long Hồ Tống Phước Hiệp và Cai bạ Nguyễn Khoa Thuyên được lệnh đem quân tiến đánh Tây Sơn. Trước thế lực lớn mạnh của quân Nguyễn, quân Tây Sơn phải bỏ 3 phủ Bình Thuận, Diên Khánh, Bình Khang. Tống Phước Hiệp đóng quân ở Hòn Khói[Ghi chú 11], giáp chiến với Tây Sơn. Bấy giờ chiến tranh loạn lạc xảy ra, đất Thuận Hoá vốn trù phú mà thành ra xơ xác, ngoài đường nhiều người chết đói.

Quân Trịnh nam tiến

Bấy giờ, trấn thủ Nghệ An của triều đình Lê - Trịnh là Bùi Thế Đạt nhân Nam Hà có loạn, bèn báo cáo lên chúa Trịnh Sâm. Chúa Trịnh được sự tán thành của Hoàng Ngũ PhúcNguyễn Nghiễm, bèn quyết ý xuất quân nam hạ[27]. Hoàng Ngũ Phúc được cử làm tiên phong, còn Trịnh Sâm với đại quân theo sau hỗ trợ. Hoàng Ngũ Phúc cho làm tờ hịch nói mình vào đây là để đánh diệt Trương Phước Loan và giúp nhà Nguyễn diệt Tây Sơn.

Mùa thu năm đó, chúa Nguyễn cử Tống Hữu Trường làm Thống suất đạo Lưu Đồn, Tôn Thất Tiệp làm Trấn thủ dinh Bố Chính để chống quân Trịnh, Chưởng dinh Tôn Thất Cảnh (con thứ 7 của Võ vương) giữ kinh đô, còn chúa ngự giá thân chinh đánh Tây Sơn. Thuyền chúa đóng ở cửa Tư Dung[Ghi chú 12], và Trương Phước Loan được lệnh luyện quân ở núi Quy Sơn[28].

Thế quân Trịnh đánh như chẻ tre, chẳng mấy chốc đã đến châu Bắc Bố Chính, tri phủ Trần Giai hàng giặc. Nguyễn Phúc Thuần bèn triệu Tôn Thất Nghiễm đưa mình về Phú Xuân, đồng thời sai quận Du là Nguyễn Cửu Dật làm Tả quân đại đô đốc lĩnh quân thủy bộ ở lại chống cự quân Tây Sơn. Giữa lúc đó tình hình Thuận Hóa rối loạn. Trong kinh kỳ bị đói to, mỗi lẻ gạo trị giá một tiền, ngoài đường có xác chết đói, người nhà có khi ăn thịt nhau[28]. Lúc này quân Trịnh đã vượt sông Gianh[Ghi chú 13], chúa sai sứ thần đến nói rằng tự họ Nguyễn sẽ dẹp được Tây Sơn, không cần đến quân Trịnh. Tuy nhiên bọn Kiêm Long ngầm ám chỉ cho Hoàng Ngũ Phúc hãy cứ nhân đó mà diệt họ Nguyễn. Ngũ Phúc bèn tiến vào dinh Bố Chính quân Nguyễn lui về lũy Thầy[Ghi chú 14]. Quân Trịnh do Hoàng Đình Thể chỉ huy phá lũy Trấn Ninh, dinh Quảng Bình, cùng lúc đó đại quân của Trịnh Sâm cũng đã đến Nghệ An, để làm thanh viện cho Hoàng Ngũ Phúc.

Các tướng lĩnh và tông thất của họ Nguyễn trước tình thế như vậy, liền cùng nhau lập mưu bắt Trương Phước Loan đưa nộp quân doanh của Hoàng Ngũ Phúc[29][30]. Ngũ Phúc bắt được Phước Loan nhưng vẫn không lui quân, nói là còn phải diệt giặc Tây Sơn. Những cánh quân mà Chúa Nguyễn sai đến để chống quân Trịnh đều bị thất bại, quân Bắc sắp vào thành Phú Xuân. Ngày 18 tháng 12, Nguyễn Phúc Thuần bỏ Phú Xuân chạy ra Quảng Nam, cùng đi với ông còn có Vương tử Nguyễn Phúc Ánh, con trai Nguyễn Phúc Luân, chính là vua Gia Long về sau[31]. Hoàng Ngũ Phúc thấy Nhà Nguyễn đã bỏ chạy, liền xua quân tiến vào Thuận Hóa.

Tây Sơn liên Trịnh công Nguyễn

Tháng giêng năm 1775, Chúa Nguyễn cho dựng hành tại ở Bến Giá thuộc Quảng Nam. Theo lời tâu của các tướng Nguyễn Cửu Dật, Tôn Thất Tĩnh, Tôn Thất Kính, Nguyễn Cửu ThậnĐỗ Thanh Nhơn, ông phong cho Hoàng tôn Dương làm thế tử, giao nhiệm vụ trấn thủ Quảng Nam[6][32]. Không lâu sau, Nguyễn NhạcLý Tài đem hai đạo binh đến đóng ở cửa biển Hiệp Hòa và sông Thu Bồn[Ghi chú 15], tình thế nguy cấp, Đông cung Nguyễn Phúc Dương chạy về Câu Đê[33], còn Chúa Nguyễn thì chạy vào Gia Định[34]. Ngày 13 tháng 3 năm 1775, khi chúa đang ngồi trên thuyền thì gặp gió to, 16 chiến thuyền quân Nguyễn đều bị đắm, chỉ riêng thuyền của chúa và vương tử Ánh được vô sự[32]. Khi đến địa phận Bình Khang (Khánh Hòa), thì được Tống Phước HiệpNguyễn Khoa Thuyên từ Hòn Khói đến nghênh giá. Ngày 25 tháng 3, thuyền chúa cập bến thành Gia Định, chúa lên bờ và dựng hành tại ở Bến Nghé, là tỉnh lỵ của Gia Định thời kỳ đó[Ghi chú 16]. Cùng khi đó Hoàng Ngũ Phúc đánh vào đồn Câu Đê, Nguyễn Phúc Dương phải bỏ đồn mà chạy, quân Trịnh bắt được mẹ và vợ của Phúc Thuần đem về[35].

Ở Quảng Nam, Nguyễn Nhạc thấy Thế tử vừa mới thua quân Trịnh, không còn quân chiến đấu nữa, mới sai Lý Tài rước Thế tử đến chỗ mình, tìm cách dụ dỗ thế tử lên ngôi Vương, nhưng Thế tử không nhận[36][37]. Mùa hạ năm đó, Tống Phước Hiệp tiến quân thu lại được Phú Yên, sai Bạch Doãn Triều đến buộc Nguyễn Nhạc trao trả Đông cung. Nhạc sợ, vừa giả vờ nhận lời, vừa đem hết của báu cất dấu trên núi Tây Sơn, rồi dời Đông cung đến Hà Liêu, An Thái để tránh. Trước tình thế hai đầu đều có địch, Nguyễn Nhạc dùng cách giả hàng với họ Trịnh, sai đem vàng bạc đến quân Hoàng Ngũ Phúc xin hàng, cầu làm quân tiên phong đánh Chúa Nguyễn. Ngũ Phúc phong cho Nhạc làm Tây Sơn trưởng hiệu Tráng biết tướng quân[38][39]. Tống Phước Hiệp vẫn cho rằng Tây Sơn sẽ trả lại thế tử, nên lơ là phòng bị. Chớp thời cơ đó, Nguyễn Nhạc sai em là Nguyễn Huệ dẫn quân đánh Tống Phước Hiệp ở Phú Yên, Hiệp phải rút quân về Hòn Khói[Ghi chú 17]. Cùng lúc này quân Trịnh tiến vào địa giới Quảng Ngãi, song mắc dịch bệnh chết rất nhiều, Hoàng Ngũ Phúc phải bỏ Quảng Nam, lui về giữ Thuận Hóa, sau đó qua đời[40]. Như vậy đất Thuận Hóa rơi vào tay Chúa Trịnh, còn Quảng Nam thuộc về Tây Sơn[41][42].